Marathon – những bài học từ Alex Yee và Eliud Kipchoge

Chủ đề

#khoa học thể thao #Evo Lab

Màn debut marathon của Alex Yee có vẻ suôn sẻ, nhưng những dữ liệu COROS đã tiết lộ những thách thức mà anh phải đối mặt. Giờ đây, những hiểu biết sau cuộc đua và cuộc gặp gỡ với Eliud Kipchoge sẽ định hình con đường phía trước của anh cho những cuộc đua trong tương lai.

Khi nhà vô địch Olympic ba môn phối hợp Alex Yee gặp huyền thoại marathon Eliud Kipchoge tại Giải Marathon London 2025, đó không chỉ là cái bắt tay giữa hai vận động viên ưu tú – mà còn là cơ hội học hỏi những kinh nghiệm vô giá.

 

 

Trong lần đầu thử thách với marathon, Alex Yee đã đạt thành tích ấn tượng 2:11:08. Nhìn từ bên ngoài, thành tích này có vẻ “nhẹ nhàng”, nhưng dữ liệu đã tiết lộ một câu chuyện sâu sắc hơn. Giống như nhiều người chạy marathon lần đầu, những kilomet cuối cùng đã thử thách anh. Eliud Kipchoge, cựu kỷ lục gia thế giới và là người đàn ông đầu tiên phá vỡ rào cản sub, đã trấn an:

“Đúng là bình thường. Đây là lần chạy marathon của bạn. Vì vậy, lần tiếp theo bạn sẽ có nhiều điều học được từ nó.”

Sau cuộc đua, Yee và Kipchoge có cơ hội ngồi lại để phân tích hiệu suất bằng dữ liệu COROS của Alex. Bài học rút ra là một bài học rõ ràng và mạnh mẽ không chỉ dành cho Yee mà còn cho mọi vận động viên tập trung vào việc nâng cao thành tích.

Dưới đây là 3 cách bạn có thể phân tích dữ liệu chạy marathon của mình, tìm ra điều quan trọng và sử dụng dữ liệu đó để thực hiện bước tiếp theo trong hành trình chạy của mình:

1. Gắng sức theo thời gian: Sử dụng Phân bố vùng

Nhịp tim và Vùng pace của bạn cho thấy cường độ của bạn thay đổi như thế nào xuyên suốt cuộc đua.

Bạn có bắt đầu mạnh mẽ nhưng lại chạm vạch đỏ quá sớm không?
Bạn có thể duy trì Vùng 3 (sức mạnh hiếu khí) sâu trong cuộc đua không, hay bạn đã tiến vào Vùng 4 (ngưỡng) quá sớm?
Một cuộc chạy marathon có pace tốt giúp bạn duy trì hiệu quả ngay từ đầu và chỉ đẩy ngưỡng vào những kilomet cuối cùng. Nếu các vùng của bạn cho thấy bạn đã vào Vùng 4 sớm, thì duy trì pace hoặc nạp năng lượng có thể đã bị thất bại.

Mẹo từ COROS: Sử dụng Cảnh báo hoạt động trên thiết bị COROS của bạn có thể giúp bạn duy trì pace mong muốn ngay từ đầu hoặc tiếp năng lượng trong suốt cuộc đua.

2. Học hỏi từ việc phân tích từng quãng nhỏ:

Đừng chỉ nhìn vào pace trung bình của bạn ở cả cuộc đua, hãy phóng to các phân đoạn nhỏ hơn sau mỗi 1 km hoặc sau mỗi 5 km.
  • Tốc độ của bạn có giảm nhưng HR vẫn ổn định hay tăng không? Đó là dấu hiệu của sự mệt mỏi.
  • Đâu là cột mốc then chốt đối với bạn? Điều này có thể giúp ích cho việc cải thiện ở các lần chạy luyện tập trong tương lai.
Mẹo từ COROS: Sử dụng chế độ xem biểu đồ vòng chạy trong ứng dụng COROS hoặc Training Hub để xem chi tiết về pace, nhịp tim và guồng chân của bạn, cũng như cách chúng thay đổi trong suốt cuộc đua.

3. Tập trung vào dáng chạy: Phân tích guồng chân và độ dài sải chân của bạn

Kiệt sức khi chạy marathon ảnh hưởng đến dáng chạy của bạn trước tiên. Với COROS, bạn có thể xem trực tiếp sự phân tích guồng chân và độ dài sải chân trong bản tóm tắt hoạt động của mình. Bạn có thấy sự sụt giảm đều đặn không? Đó là dấu hiệu để bạn cần rèn luyện sức mạnh.
Độ dài sải chân giảm dần có thể cho thấy cơ bắp bị mệt mỏi.
Guồng chân giảm có thể có nghĩa là bạn đang sải chân quá mức hoặc đang vật lộn với tình trạng mất thăng bằng.
Mẹo từ COROS: Sử dụng COROS POD 2 để tăng độ chính xác về guồng chân và số liệu liên quan đến sải chân và thực hiện bài kiểm tra Running Form thường xuyên để xem kĩ thuật của bạn cải thiện như thế nào.

Bài học rút ra: Dữ liệu cá nhân là chính là người thầy của bạn

Sau cuộc đua, kết quả không phải là điều duy nhất quan trọng đối với Alex:
“Thành công đối với tôi không phải lúc nào cũng được thúc đẩy bởi thành tích. Tôi nghĩ rằng nó có thể được thúc đẩy bởi nỗ lực, bằng cách đạt được điều gì đó trong một quá trình.”
Tư duy đó đã được thể hiện trong cuộc trò chuyện sau cuộc đua với Eliud Kipchoge – người nhấn mạnh rằng dữ liệu có thể tiết lộ cách một cuộc đua thực sự diễn ra, bạn mạnh ở đâu, yếu ở đâu, điều gì cần phát huy.
“Dữ liệu có thể kể câu chuyện về cách chúng ta chạy bộ. Khi nào bạn chạy nhanh và khi nào bạn chạy chậm cũng như khi nào bạn duy trì các kỹ năng. Nếu bạn gặp một chút khó khăn, thực sự là vào cuối cuộc đua, thì dữ liệu có thể cho bạn biết bạn đang gặp khó khăn gì.”
Cùng nhau, họ đã nêu bật một điều:
Học hỏi từ một cuộc đua không chỉ dành cho những VĐV chuyên nghiệp. Dữ liệu ở đó. Kiến thức ở đó. Bước tiếp theo là của bạn.